Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Cùng nhau nhảy nào !!!

- Hai mươi sáu năm sau, game Mario đã trở thành gương mặt đại diện cho ngành sản xuất videogame, được biết đến trên toàn thế giới còn hơn cả Mickey Mouse. Anh xuất hiện trong hai trăm game, tổng cộng đã bán được trên toàn thế giới hơn hai trăm triệu máy. Anh đã mở đầu cho hệ máy console, vực dậy cả ngành công nghiệp game và dẫn đầu ngành tạo game 3D. Sáu trong số mười game bán chạy nhất mọi thời đại thuộc về Mario game. Các dàn đồng ca biểu diễn nhạc theme của anh. Các bài Opera cũng đã được viết ra. Anh còn có hẳn một loạt phim hoạt hình của riêng mình và, thật không may cho những ai được xem loạt phim này, vì đó là film live-action. Anh đã đưa cha đẻ của mình từ họa sĩ đồ họa trở thành huyền thoại, danh tiếng nổi khắp Mĩ, được phong tước Knight ở Pháp và đang nắm quyền điều hành chi nhánh của chính ông tại một trong ba công ty lớn nhất ở Nhật.

- Và suýt soát ngay trước khi Mario trở thành thương hiệu chính của Nintendo, sự ra đi Donkey Kong cũng đã gặt hái được thành công – 60 ngàn thùng máy đã được bán ra – mang lại danh tiếng rực rỡ cho ngôi sao của nó : Donkey Kong. Mario đã ngay sau đó đứng vào. Lần xuất hiện thứ hai của anh trên máy Donkey Kong Jr vào năm 1983, anh đã đóng vai tên cướp cầm dây thừng.
- Miyamoto đã thiết kế Mario là nhân vật để đời của ông, một chút mập lùn, một người bạn đồng hành trông hơi ngốc nghếch có thể dễ dàng thích hợp với bất kì game nào nếu cần thiết. Từng bước một, ông thiết kế anh chàng thợ đốn gỗ hầu như từ ý tưởng tao nhã thành thực hành khắc nghiệt, là vấn đề 8-bit. Toàn thể nhân vật có hai cánh tay hơi quá khổ. Một chòm râu dày hiện ra trước mắt che mất đi cái miệng và nhấn mạnh cái mũi quá khổ. Các màu sáng tươi chọi lại phông nền tối đen. Anh đội một cái mũ vì Miyamoto đã phải bỏ qua phần thiết kế tóc – phần công việc không ưa thích của ông – và giúp các nhà thiết kế khỏi phải vẽ lại cử động của bộ tóc trong các động tác nhảy lên.
- …Chỉ có mỗi nghề nghiệp của Mario là không phù hợp. Một đồng nghiệp nói với Miyamoto rằng cái hình động bé xíu của ông trông giống một thợ hàn chì hơn là một thợ đốn gỗ.
- Nghe theo lời khuyên, Miyamoto đã đặt Mario vào trong một ống cống chứa đầy cua/rùa/đom đóm vào lần diễn xuất thứ ba của anh. Cảm hứng dâng cao đến từ Joust, một game co-op trong đó người chơi hợp tác với nhau, hoặc theo cách khác thì là đánh bại lẫn nhau. Để tạo ra nhân vật thứ hai, Miyamoto đã lấy nhân vật đỉnh cao của ông làm mẫu, thay đổi các màu của Mario để tạo ra một “người anh em” lí tưởng.



- Câu chuyện tiếp diễn với cách mà Luigi tìm được cái tên của anh, từ một vở kịch Nhật Bản có cái tên “tương tự” với một cửa hàng pizza gần văn phòng của Arakawa có tên gọi Mario & Luigi’s. Chuyện diễn tiếp sau đó là, cặp sinh đôi này đến làm việc quét dọn hệ thống cống ngầm đầy sâu bọ trong Mario Bros., game đầu tay của bộ đôi. Người chơi nhảy lên các thanh nền, làm tê liệt đối phương bằng cách đập vào phần nền bên dưới chúng, rồi đá chúng văng ra khỏi màn hình để nhận được món tiền thưởng bằng vàng.
- Mario Bros. đã chỉ gặt hái được thành công khiêm tốn. Tựa game arcade này hiển nhiên có một đời sống ngắn ngủi, và Yamauchi muốn hướng Nintendo tới những thị trường game màu mỡ khác, như đã nổ tung rực rỡ tại Mĩ.
- Nước Nhật vẫn còn chưa bị ảnh hưởng. Đến năm 1985, Nintendo Famicom đã vượt qua được quá khứ đầy sỏi đá và chông gai để bành trướng thị trường trên toàn châu Á. Tuy nhiên, sau nhiều khởi đầu thất bại, kể cả một vụ thương lượng thất bại với hãng Atari, Bắc Mĩ vẫn còn đang chối từ liên tiếp. Trải nghiệm tất cả, Yamauchi rút ra được một triết lí giản đơn rằng : game giúp console bán được, và người thiết kế game giỏi nhất thế giới đang làm việc cho ông. Ông đã giao lại cho Miyamoto chi nhánh của riêng mình, R&D4, để thiết kế những game Famicom trong thời gian tới giúp đỡ cho cú vươn lên của Nintendo tại thị trường ở Mĩ.
- Cả Mario và Luigi đều đã phải rời bỏ cả các ống cống lẫn máy arcade ở lại. Giờ đây Vương quốc Nấm(Mushroom Kingdom) đã trở thành quê nhà của họ, và máy Famicom là hệ máy platform mới của họ.
Tải game mario

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét